Sẽ tiến hành khảo sát toàn diện về chương trình tiếng Anh liên kết
Để đánh giá toàn diện về chương trình tiếng Anh liên kết trong nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, dự kiến vào cuối tháng 3-2017, Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát diện rộng theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 20% học sinh có theo học chương trình trên.
>> Công nhân “rầu ruột” vì chỗ ở và nơi học của con
>> giao an dien tu mon lich su lop 4
Theo kết quả khảo sát của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội tại một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội về dạy tiếng Anh liên kết trong trường học, đa số lãnh đạo các nhà trường cho biết, hầu hết học sinh đều thích, hứng thú với tiếng Anh liên kết và chương trình đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh các cấp.
Ông Trần Thế Cương, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân TP Hà Nội cho biết: Nếu căn cứ vào số lượng nhà trường từ mầm non đến THPT triển khai liên kết dạy tiếng Anh và số lượng học sinh tham gia thì thấy chương trình này đáp ứng đúng nhu cầu thực của xã hội trong việc trang bị tiếng Anh cho con em mình. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy, chương trình dạy tiếng Anh liên kết vẫn còn một số bất cập đúng như phản ánh trên một số cơ quan báo chí. Đơn cử như về mức thu học phí hiện đang rơi vào tình trạng “trăm hoa đua nở”, nơi thu 700.000 đồng/tháng/học sinh, nơi thu 400.000 đồng/tháng/học sinh và có những nơi chỉ thu 150.000 đồng/tháng/học sinh.
Thậm chí, tại một số quận, huyện, các trường ngoại thành lại thu học phí cao hơn nội thành. Mức thu chênh lệch này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh so sánh, thắc mắc. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm liên kết mà các trung tâm trích lại cho các trường cũng rất phong phú, dao động từ 7% đến 40%.
Hà Nội cần tăng cường kiểm tra việc dạy và học tiếng Anh liên kết trong nhà trường để nâng cao chất lượng.
Cũng theo ông Cương, về chương trình tiếng Anh liên kết, hiện giáo trình các trung tâm biên soạn cũng đang rơi vào tình trạng mỗi nơi một kiểu. Việc kiểm định chất lượng, cách thức kiểm tra, đánh giá cũng như chất lượng giáo viên chưa được thực hiện đúng yêu cầu. Giáo viên bản ngữ chưa ổn định, giáo viên trợ giảng có khi thay thế giáo viên bản ngữ, liên quan đến vấn đề chi trả lương. Trang thiết bị dạy học ở một số huyện ngoại thành còn thiếu. Một số trung tâm đầu tư cơ sở vật chất nhưng đại đa số các trường phải tự đầu tư hoặc xã hội hoá...
Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Văn hoá xã hội đề xuất: Cần tiếp tục triển khai chương trình liên kết, tăng biên chế giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong trường công lập, đề xuất mức phí cho hai mức đại trà và nâng cao. Tuy vậy, để hạn chế tình trạng “loạn” học phí và chương trình học như hiện nay, cần quy định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng các trường trong công tác liên kết tiếng Anh. Đồng thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cần tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chương trình đạt yêu cầu đề ra.
Về vấn đề này, ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Ngành giáo dục Thủ đô đang hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho cuộc khảo sát diện rộng với học sinh tham gia chương trình này. Theo đó, sẽ có khoảng 20% học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên từ các trường có thực hiện liên kết dạy tiếng Anh với các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn Hà Nội.
Cuộc khảo sát dự kiến sẽ triển khai vào cuối tháng 3 này nhằm kiểm tra việc đánh giá dạy và học tiếng Anh liên kết trong nhà trường.
Các tin khác
- 5 học sinh trốn học đi lạc cả trăm cây số (9/5/2014)
- Ba học sinh Việt nhận học bổng du học Nga về hạt nhân (9/5/2014)
- 150 học sinh quỳ gối rửa chân cho cha mẹ (9/5/2014)
- Giáo viên bật khóc vì trường Lý Tự Trọng đột ngột giải thể (9/5/2014)
- Giải thưởng 30 triệu đồng cho sinh viên có ý tưởng ‘độc’ (9/5/2014)
- Trường bị tố dạy học sinh bằng nắm đấm (9/5/2014)
- Hiểu sâu, nhớ lâu nhờ bản đồ tư duy (9/5/2014)
- Đưa học sinh vào rừng thi giữa kỳ để tránh quay cóp (9/5/2014)
- Yêu cầu hát Quốc ca trong lễ chào cờ (9/5/2014)
- Cử nhân thất nghiệp tăng, thí sinh "né" đại học (9/5/2014)
- Giáo viên bật khóc vì cái chết bất ngờ (9/5/2014)
- Bộ Nội vụ nhận thiếu sót vụ đẩy giáo viên ra đường (9/5/2014)
- 261 giáo viên "bị ra đường" sẽ lên lớp hết năm học (9/5/2014)
- Nữ sinh Ngoại thương xinh đẹp đam mê xe côn tay (8/5/2014)
- Trò bị thầy đuổi ra khỏi phòng đã được thi lại (8/5/2014)
- 11 bài học để đời của người cha tài tử điện ảnh (8/5/2014)
- Mở chuỗi bàn tròn giáo dục Việt Nam tại Paris (8/5/2014)
- Sửng sốt khi xem tranh của thần đồng hội họa (8/5/2014)
- Cộng đồng mạng đổi avatar hướng về Biển Đông (8/5/2014)
- Bộ Nội vụ triệu tập lãnh đạo vụ để giáo viên ra đường (8/5/2014)