Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Công nhân “rầu ruột” vì chỗ ở và nơi học của con

Công nhân “rầu ruột” vì chỗ ở và nơi học của con

“TP.HCM phát triển được như ngày hôm nay, có sự đóng góp của hơn 1 triệu anh chị em công nhân (CN). Tuy nhiên, phần lớn CN là người ở các tỉnh, thành về TP lao động nên đang gặp rất nhiều khó khăn về nơi ăn ở, điều kiện sinh hoạt… Câu hỏi luôn đặt ra với các cấp lãnh đạo TP là làm sao cho cuộc sống của CN được tốt hơn, đầy đủ hơn?”.

>> Nhà trường “trốn” báo chí và sự im lặng đáng sợ

>> bai giang dien tu tieng anh lop 4

Nơi ăn học cho con
Bà Trương Thị Ánh (Phó Chủ tịch HĐND TP) lắng nghe tâm tư của công nhân tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 16-3. Ảnh: Q.H

Đó là những chia sẻ được bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP - trao đổi với trên 100 CN tiêu biểu địa bàn quận Bình Tân, Tân Phú và huyện Bình Chánh tại buổi tiếp xúc cử tri thanh niên CN sáng 16-3.

Mong có một chỗ ở an toàn

Đúng như tâm tư của Chủ tịch HĐND TP, nơi ăn chốn ở luôn làm CN “đau đầu”. Nhiều CN thừa nhận thường xuyên phải chuyển chỗ trọ vì chỉ cần chủ nhà trọ tăng 100 ngàn đồng/tháng là họ đã phải cắt xén bữa ăn để có tiền bù vào; vì phải chọn thuê những phòng trọ giá rẻ nên phòng rất không an toàn, xập xệ...

Từ thực tế này, cử tri Văn Thị Hợi (CN Công ty Sài Gòn - Bình Tây) mong muốn lãnh đạo TP quan tâm đến việc vận động chủ nhà trọ không tăng giá và trợ giá tiền điện, nước cho CN. “Hiện nay, giá phòng trọ, giá điện năm sau luôn cao hơn năm trước”, chị Hợi nói.

“Tham vọng” hơn một chút, cử tri Trần Cẩm Thi (CN Công ty Giày Khải Hoàn) mong muốn TP xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho CN thuê hoặc bán lại để CN được an cư. “Đây là cách giúp CN bám trụ lâu dài và có nhiều cống hiến cho TP”, chị Cẩm Ly bày tỏ.

Chia sẻ những khó khăn về nhu cầu chỗ ở của CN, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP - cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có trên 40.000 chỗ lưu trú ổn định cho CN - chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu của CN. Thực tế, còn khoảng 100.000 CN phải ở trọ tại những khu nhà trọ rất xập xệ, không đáp ứng được nhu cầu chỗ ở tối thiểu cho CN.

Ông Tuấn khẳng định: “Nhu cầu chỗ ở của CN rất lớn, trong khi khả năng tài chính của CN eo hẹp mà nhiều khu có diện tích từ 40m2 trở lên với giá thành từ 350 triệu đồng/căn nên phần lớn CN không thể mua nổi. Vấn đề đặt ra là TP có xây được những căn hộ giá chỉ 100 triệu đồng như Bình Dương hay không? Do vậy, Sở Xây dựng đã tham mưu với UBND TP để làm được những khu nhà có diện tích 25m2/căn. Theo đó, sắp tới TP sẽ triển khai những dự án này tại huyện Nhà Bè, Bình Chánh”.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, TP đã và đang thi công 30 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 45.000 căn. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành khoảng 30.000 căn với nhiều diện tích, mức giá và các tiện ích xã hội khác phù hợp với thu nhập của CN.

Cần tạo điều kiện cho con CN đến trường

Không chỉ là vấn đề nhà ở, chuyện học hành của con cái cũng khiến các CN mệt mỏi. Nhiều CN sau khi sinh con đã phải đem con về quê cho cha mẹ nuôi giùm, con đến tuổi đi học thì vào TP.HCM. Nhưng việc xin học cho bọn trẻ không hề dễ chút nào, nhất là khi muốn vào học ở những trường có cơ sở vật chất tốt hơn một chút...

Đại diện cho những bà mẹ CN vất vả tìm chỗ học cho con, cử tri Phan Thị Liên (Công ty Quạt Việt Nam) tâm tư: “CN rất khó khăn khi cho con đi học hoặc chuyển trường từ tỉnh về TP.HCM (nơi cha mẹ đang sinh sống, làm việc). Vì chưa có nhà nên chúng tôi không có hộ khẩu, tuy vậy cũng cố để có được cái KT3 nhưng khi đến làm thủ tục nhập học cho con bị hành rất nhiều. Nếu CN “chạy trường” thì con sẽ được học đúng trường gần nhà, còn không sẽ bị phân tuyến về những trường khác”.

Một số CN khác thì bức xúc vì tiền học (bao gồm tiền ăn, học phí...) ở trường công lập (bậc mầm non) cao hơn ngoài công lập.

Trả lời về vấn đề giáo dục, ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP - cho biết, có những cơ sở giáo dục tư thục, dân lập chỉ làm chức năng giữ trẻ. (Những cơ sở này thường cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu đồ chơi, sân chơi, phòng học chật chội, thậm chí là thiếu an toàn cho trẻ - PV). Với những cơ sở này thường có mức học phí và các khoản đóng góp thấp hơn mức thu của trường công lập. Riêng mức thu tại các trường công, đều thu theo quy định của TP và của các quận, huyện, các trường không tự ý thu.

Về việc CN phải “chạy trường” cho con khi các cháu vào học lớp 1 hoặc chuyển về TP, ông Hùng khẳng định: “TP và ngành giáo dục luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ dù các em có hộ khẩu TP hay diện tạm trú. Ngành giáo dục rất mong muốn nếu có hiện tượng này, phụ huynh hãy phản ánh cho quận, huyện, Sở GD-ĐT để xử lý nghiêm. Và mong các bậc phụ huynh, trong đó có phụ huynh là CN hãy cho con em mình học đúng tuyến, đúng trường, đừng vì nghe người khác giới thiệu trường này tốt, trường kia hay để “chạy trường” cho con...”.

Ghi nhận các ý kiến của CN cũng như các giải thích, giải pháp của các sở, ngành liên quan, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, HĐND sẽ giám sát việc này. Những ý kiến về cơ chế, chính sách, luật ảnh hưởng trực tiếp đến CN chưa hợp lý sẽ được tiếp thu và chuyển đến diễn đàn Quốc hội.

“Riêng việc vận động các chủ nhà trọ không tăng giá điện, nước, phòng trọ. Đặc biệt là việc xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cũng như đảm bảo quyền lợi về trường học cho con CN và các chế độ BHXH-BHYT, cần phải được triển khai nhanh và giám sát những bất cập để hỗ trợ CN”, bà Tâm nhấn mạnh.

Các tin khác

captcha