Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Cử nhân thất nghiệp tăng, thí sinh

Cử nhân thất nghiệp tăng, thí sinh "né" đại học

9/5/2014

Điểm đáng chú ý của buổi bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ giữa các địa phương khu vực phía Bắc với các trường đại học diễn ra ngày 9/5 là số lượng hồ sơ giảm khá mạnh.

 

  hồ sơ ĐKDT, tuyển sinh
Bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ ngày 9/5.  

Số lượng hồ sơ giảm 20 – 30%

Thanh Hóa là địa phương có số lượng hồ sơ ĐKDT giảm mạnh, từ hơn 63 nghìn của năm 2013 xuống còn gần 49 nghìn năm 2014.

Sở GD-ĐT Thái Bình thu nhận được hơn 35,7 nghìn bộ hồ sơ, giảm 8 nghìn bộ so với năm trước. Của Hà Nam là hơn 15 nghìn bộ, giảm 2,6 nghìn bộ. Của Sơn La là 9,1 nghìn bộ, giảm hơn 2 nghìn bộ. Học sinh Phú Thọ cũng chỉ nộp hơn 14 nghìn bộ hồ sơ, ít hơn 4 nghìn bộ so với kỳ tuyển sinh năm trước. Sở GD-ĐT Hải Phòng nhận được 27,6 nghìn bộ hồ sơ, ít hơn 6 nghìn bộ.

Số lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh Hòa Bình là 6,3 nghìn bộ, giảm 30%. Con số này của Bắc Ninh là 19 nghìn bộ, giảm 30% so với năm 2013…

Ông Võ Tấn Long, phó phòng GD Chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hải Phòng nhận xét nguyên nhân khiến hồ sơ ĐKDT giảm hẳn là do học sinh đã tính kỹ hơn, chọn trường “chuẩn hơn”. Hơn nữa, lệ phí dự thi ngày càng đắt, cơ hội xét tuyển ngày càng nhiều nên không còn hiện tượng thí sinh “rải” hồ sơ khắp nơi như trước.

Ông Phạm Hữu Bản, Sở GD-ĐT Thái Bình phân tích 3 nguyên nhân dẫn đến lượng hồ sơ giảm. Đó là do số lượng học sinh lớp 12 năm nay giảm. Thứ hai là do "hồ sơ ảo" giảm - ở Thái Bình năm trước có học sinh nộp tới 10 bộ hồ sơ, nhưng năm nay nhiều nhất còn 4 bộ.

Và nguyên nhân thứ ba, quan trọng nhất, theo ông Bản là học sinh đã nhận thức được việc phân luồng trước tình trạng cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhiều, và các trường nghề đã tràn về địa phương để tuyển sinh. “Lấy ví dụ một thôn ở xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, cứ 3 học sinh lớp 12 chỉ có 1 em đi thi ĐH, còn 2 em tìm cách đi xuất khẩu lao động” – ông Bản cho biết.

Trường địa phương lên ngôi

Trong số các trường nhận được nhiều hồ sơ đăng ký dự thi năm nay có “hiện tượng DKK”. DKK là mã trường của trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Đây là năm đầu tiên trường này tổ chức thi tuyển sinh đại học kể từ khi được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học vào năm 2007. Trường có 5.000 chỉ tiêu đại học và 1.500 chỉ tiêu cao đẳng.

Điều bất ngờ là trường này nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Ở đa số sở GD-ĐT cơ sở phía Bắc đây là trường nằm trong top 5 trường có nhiều hồ sơ ĐKDT nhất, thậm chí là đứng đầu. Thí sinh Thanh Hóa đã nộp 2.721 hồ sơ, Bắc Ninh hơn 2 nghìn hồ sơ, Hà Nam hơn 1 nghìn hồ sơ, Thái Bình gần 2.500 hồ sơ…

Một trường đại học khác cũng nhận được nhiều hồ sơ ĐKDT nhờ số lượng chỉ tiêu lớn và điểm trúng tuyển của các năm trước không quá cao, là ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Các trường thuộc nhóm ngành nông – lâm nhận được nhiều quan tâm của thí sinh Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình…

Kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng rõ ràng tới sự lựa chọn trường học của thí sinh, nhiều thí sinh đã lựa chọn học gần nhà. Thí sinh Hải Phòng nộp hồ sơ ĐKDT nhiều nhất vào hai trường là ĐH Hàng Hải với 6,6 nghìn bộ và ĐH Hải Phòng với 6,3 nghìn bộ. ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) nhận được gần 1,6 nghìn bộ hồ sơ ĐKDT từ thí sinh tỉnh nhà. ĐH Tây Băc nhận được gần 30% tổng số hồ sơ ĐKDT của thí sinh Sơn La, với gần 2,6 nghìn bộ. ĐH Hồng Đức cũng nhận được tới hơn 4 nghìn bộ hồ sơ ĐKDT của thí sinh Thanh Hóa.

Đáng chú ý là số lượng hồ sơ nộp vào các trường tuyển sinh riêng rất ít, mỗi địa phương chỉ có vài chục bộ, thậm chí có tỉnh còn không có bộ hồ sơ nào.

Ngày 12/5, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức bàn giao bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ khu vực phía Nam.

Ngân Anh

Các tin khác

captcha