Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Học hết lớp 9, em nào dám đi học nghề?

Học hết lớp 9, em nào dám đi học nghề?

Làm thể nào nhiều em sau khi học xong lớp 9 có thể mạnh dạn, tự tin đi học nghề, làm thợ để đất nước này giảm dần tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”...

>> Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Quá tham vọng và vội vàng?

>> giao an dien tu ngu van 7

LTS: Việc tuyển sinh vào lớp 10 năm nay có nhiều thay đổi. Đáng chú ý là gần đây sẽ đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau khi học xong bậc Trung học cơ sở.

Thầy giáo Thiên Ấn chỉ ra rằng nhận thức của đa số người dân đều chưa làm quen với việc học xong lớp 9 có thể đi học nghề và ra làm thợ.

Đồng thời, thầy chỉ ra những hạn chế của các nhà trường trong công tác hướng nghiệp và chất lượng đào tạo nghề vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Báo chí đưa tin, năm nay, Thành phố Hà Nội dự kiến có khoảng 83.000 học sinh xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ Trung học phổ thông là 69.500 học sinh.

Trong đó, các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh.

Số học sinh được tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000 học sinh. Số học sinh được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443.

Như vậy, chỉ có khoảng 70% học sinh Hà Nội có cơ hội được học trong các trường trung học phổ thông công lập.

Năm nay, thành phố sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường trung học phổ thông với 2 môn thi Ngữ văn và Toán, theo hình thức tự luận với cả 2 môn thi.

Tuyển sinh lớp 10
Học sinh lớp 9 tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10. (Ảnh minh họa: P.L)

Thời gian thi tổ chức vào ngày 9/6, buổi sáng thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán. Việc tuyển sinh lớp 10 dựa trên kết hợp thi tuyển với xét tuyển.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ thi tuyển sinh vào lớp công lập năm 2017, có khoảng 81.000 thí sinh đăng ký thi, tăng khoảng 13.000 em so với năm ngoái.

Trong đó, 20.000 em sẽ rớt, phải vào các trường trung học phổ thông tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 sẽ làm bài 3 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh vào ngày 2/6 và 3/6.

Điểm tuyển sinh vào lớp 10 là tổng điểm 3 môn, trong đó môn Ngữ văn và Toán nhân hệ số 2, môn Tiếng Anh hệ số một.

Tỉnh Quảng Ngãi, năm nay cũng tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 vào đầu tháng 6 (ngày 6/6) trước kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, sớm hơn so với năm trước hơn 1 tháng với 3 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Và kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông công lập toàn tỉnh đều giảm từ 5 đến 10% so với những năm trước.

Điểm mới trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm nay của hai thành phố lớn nhất nước và một số địa phương là tổ chức thi sớm về mặt thời gian (đầu tháng 6) và sẽ đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau khi học xong bậc Trung học cơ sở.

Theo đó, việc phân luồng được thực hiện bằng cách cắt giảm chỉ tiêu vào các trường Trung học phổ thông công lập, giao thêm nhiều cơ hội tuyển sinh thuận lợi cho các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp nghề với tiêu chuẩn học sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Một khi các địa phương có nhận thức tốt và hành động cụ thể thì công tác phân luồng học sinh sau khi học xong lớp 9, với tỉ lệ 70% (vào công lập) và 30% (ngoài công lập, học nghề) là hoàn toàn khả thi.

Hơn 10 năm qua, ở chương trình giáo dục bậc Trung học cơ sở hiện hành, đến lớp 9, các em được nhà trường dạy và tư vấn về Hoạt động hướng nghiệp nghề với thời lượng 9 tiết thực hiện trong 9 tháng, mỗi tháng 1 chủ đề.

Hầu hết nhà trường giao luôn cho giáo viên chủ nhiệm tự biên, tự diễn. Vì công việc kiêm nhiệm, mức độ đầu tư vô cùng hạn chế nên hoạt động này lâu nay cũng chỉ mang nặng tính hình thức, qua loa, chiếu lệ, chỉ khiến thầy nản, trò chán.

Lên lớp 8, lớp 9, các em đăng ký và tham gia học nghề phổ thông tại các Trung tâm tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề của huyện song với mục đích chính chỉ lấy chứng chỉ nghề để cộng điểm khuyến khích (từ 0,5 đến 1,5 điểm) khi thi tuyển sinh vào lớp 10.

Nhiều em học sinh lớp 9 ở Quảng Ngãi thừa nhận: “Nhà trường, trung tâm có tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông nhưng tụi em vẫn còn khá mơ hồ, ít quan tâm, chưa bao giờ có suy nghĩ sau khi học xong lớp 9 là phải đi học nghề”.

Anh Nguyễn Hồ Hải, 44 tuổi, một phụ huynh ở Thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) cho rằng: “Gần như đại đa số phụ huynh ở ta hiếm có khái niệm cho con cái học xong lớp 9 là đi học nghề, làm thợ, kiếm sống.

Vì các cháu tuổi còn nhỏ, được gia đình bảo bọc, cần tiếp tục học hết lớp 12, lúc ấy đi học nghề, tìm việc vẫn chưa muộn.

Hơn nữa, họ đang thiếu tin tưởng vào cơ sở nghề, trường nghề về chất lượng đào tạo và tương lai nghề nghiệp, thu nhập.

Trừ trường hợp các em học văn hóa không được hoặc vì lý do đặc biệt khác thì mới tính đến chuyện đi học nghề”.

Những hạn chế về công tác hướng nghiệp ở nhà trường, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, người học cộng với quan niệm, nếp nghĩ cũ kỹ của nhiều phụ huynh trở thành “rào cản” gây khó khăn, thách thức lớn đối với công tác phân luồng học sinh sau bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Làm thể nào nhiều em sau khi học xong lớp 9 có thể mạnh dạn, tự tin đi học nghề, làm thợ để đất nước này giảm dần tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường thất nghiệp tràn lan, một bài toán lớn không thể có lời giải tốt trong một sớm một chiều.

Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới cần thiết kế nội dung, hoạt động giáo dục hướng nghiệp căn cơ, bài bản hơn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên trách am hiểu, nhiệt tâm và nguồn kinh phí đáp ứng đủ cho mua sắm trang thiết bị, tài liệu, mời nhà quản lý, doanh nhân thành đạt đến nói chuyện, tư vấn, dẫn học sinh tới các cơ sở đào tạo nghề, xí nghiệp sản xuất tham quan học hỏi....

Các cơ sở nghề, trường đào tạo nghề không thể ọp ẹp, lạc hậu, đìu hiu mãi như hiện nay mà được nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chiến lược phát triển, đầu tư nguồn lực ở mức cao nhất và vị trí việc làm, thu nhập của người học luôn đảm bảo, ổn định khi ra trường.

Có vậy, phụ huynh và học sinh mới dám từ bỏ học văn hóa tiếp, yên tâm học nghề, làm thợ.

Ngoài ra, sự đồng bộ về thể chế, chính sách pháp luật, quan tâm đúng mức đến các đối tượng học nghề, công nhân lành nghề, nhất định bức tranh về phân luồng, định hướng nghề, dạy - học nghề sẽ có bước khởi sắc đáng kể.

 

Các tin khác

captcha