Chia sẻ của nữ sinh bất ngờ du học tại Nhật Bản
Du học là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải cứ đi du học là thành công, là sung sướng. Ít ai biết rằng, khi học ở nước ngoài, du học sinh đã phải trải qua những giai đoạn cực kỳ vất vả.
>> Giám thị chép bài thi vào tay bị khiển trách
>> thu vien bai giang dien tu lop 5
Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng bạn Nguyễn Phương Thảo, hiện đang là sinh viên chuyên ngành International Management (APM) tại trường Asia Pacific University (Nhật Bản).
Nguyễn Phương Thảo, hiện đang là sinh viên chuyên ngành International Management (APM) tại trường Asia Pacific University (Nhật Bản)
Được biết, hiện em đang là du học sinh tại Nhật Bản, em có thể chia sẻ những khó khăn của một sinh viên khi đi du học?
Ấp ủ giấc mơ du học Nhật Bản từ đầu năm lớp 12, nhưng em ít có khả năng thực hiện ước mơ này do tiếng Nhật còn yếu, mọi định hướng vẫn còn mơ hồ, chưa rõ ràng.
Nhưng rồi cơ hội du học Nhật Bản đến với em rất bất ngờ khi em vô tình biết đến ngôi trường Asia Pacific University (APU). Ngôi trường đào tạo học sinh với cả hai loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, là nơi để sinh viên từ khắp các quốc gia trên thế giới có nhiều cơ hội giao lưu với nhau.
Một ngôi trường đặc biệt như vậy nên cũng đòi hỏi sinh viên cá tính và năng động. Điều này trở nên khó khăn khi em lại là một học sinh non nớt, chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ, tham gia nhiều hoạt động hay tiếp xúc giao lưu với bạn bè quốc tế.
Nhưng nhờ sự dìu dắt của những anh chị có kinh nghiệm, em đã hoàn thành bộ hồ sơ tốt nhất có thể và thành công, đỗ vào ngôi trường APU.
Một trong những yếu điểm của sinh viên Việt là khả năng ngoại ngữ chưa thực sự tốt. Em suy nghĩ gì thế nào về vai trò của môn này trong thế giới hội nhập như ngày nay?
Khi còn học cấp 1 và cấp 2, em vốn không phải là một học sinh say mê bộ môn tiếng Anh, vậy nên em không có ý thức trau dồi và luyện tập vốn tiếng Anh của mình.
Nhưng rồi đến khi học cấp 3, em đã may mắn được sự giảng dạy của một thầy giáo tiếng Anh giỏi và luôn hết lòng vì học sinh. Quan trọng hơn cả, thầy đã truyền được cho em nhiệt huyết của mình với ngôn ngữ này. Điều này khiến khả năng tiếng Anh của em dần dần được cải thiện, từ đó cơ hội du học cũng đến gần hơn.
Với thế giới hội nhập hiện nay, tiếng Anh đã trở thành một chìa khoá không thể thiếu với các bạn học sinh có ước mơ mở cánh cửa vươn mình ra trường quốc tế. Vậy nên thế hệ trẻ cần có ý thức tự chuẩn bị tiếng Anh cho bản thân, và tìm cách tiếp cận nó một cách hăng say, nhiệt tình.
Dự định trong tương lai của em là gì?
Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với tâm thế làm việc nghiêm túc và siêng năng, vậy nên em mong muốn tìm được cơ hội làm việc tại Nhật Bản để có thể lĩnh hội và phát huy được tinh thần làm việc của cường quốc này.
Sau khi có được kinh nghiệm nhất định có thể em sẽ trở về Việt Nam để lan tỏa nó tới những người xung quanh. Người ta nói, một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân nhưng em nghĩ, một cánh én có thể lan tỏa và mang không khí mùa xuân đến với mọi người.
Em tin rằng, có nhiều bạn trẻ mong muốn lan tỏa sự say mê và nhiệt huyết thì không gì là không thể và em luôn hi vọng vào điều đó.
Nhiều bạn trẻ mong muốn khi ra trường có được công việc với mức lương hàng nghìn đô 1 tháng. Em suy nghĩ gì về điều này?
Mong muốn có được một công việc với mức lương cao là một mong muốn vô cùng thực tế. Tuy nhiên mức lương thế nào còn phải phụ thuộc vào khả năng của bản thân.
Vậy nên trước tiên cần phải "làm giàu" khả năng của mình trước rồi mới nghĩ đến chuyện làm giàu kinh tế. Chúng ta phải luôn luôn nỗ lực, luôn luôn học hỏi và tích lũy cho mình vốn kiến thức nhất định.
Điều quan trọng, chúng ta phải rèn luyện cho mình khả năng thuyết trình, suy luận cũng như đưa ra các kế hoạch hợp lý. Khi có định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể, chúng ta cần duy trì cho mình sự nhiệt huyết và hăng say.
Chỉ có thế khi ra trường ta “có quyền” đàm phán, thỏa thuận với doanh nghiệp về mức lương thay vì chật vật mới xin được “một chân rót nước, pha trà".
Theo em, để có được công việc như ý muốn, sinh viên Việt cần thay đổi và tích lũy những gì?
Tình trạng sinh viên Việt hiện nay gặp khó khăn trong việc xin việc làm bắt nguồn từ nhiều lý do, nhưng có lẽ phần đông luôn gặp phải lời từ chối do thiếu kinh nghiệm làm việc.
Sinh viên Việt nên tìm cơ hội va chạm với môi trường làm việc mà mình mong muốn sau này ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, tận dụng tích luỹ những hiểu biết và tình huống thực tế cơ bản, để không còn bỡ ngỡ khi đi xin việc.
Các tin khác
- 5 học sinh trốn học đi lạc cả trăm cây số (9/5/2014)
- Ba học sinh Việt nhận học bổng du học Nga về hạt nhân (9/5/2014)
- 150 học sinh quỳ gối rửa chân cho cha mẹ (9/5/2014)
- Giáo viên bật khóc vì trường Lý Tự Trọng đột ngột giải thể (9/5/2014)
- Giải thưởng 30 triệu đồng cho sinh viên có ý tưởng ‘độc’ (9/5/2014)
- Trường bị tố dạy học sinh bằng nắm đấm (9/5/2014)
- Hiểu sâu, nhớ lâu nhờ bản đồ tư duy (9/5/2014)
- Đưa học sinh vào rừng thi giữa kỳ để tránh quay cóp (9/5/2014)
- Yêu cầu hát Quốc ca trong lễ chào cờ (9/5/2014)
- Cử nhân thất nghiệp tăng, thí sinh "né" đại học (9/5/2014)
- Giáo viên bật khóc vì cái chết bất ngờ (9/5/2014)
- Bộ Nội vụ nhận thiếu sót vụ đẩy giáo viên ra đường (9/5/2014)
- 261 giáo viên "bị ra đường" sẽ lên lớp hết năm học (9/5/2014)
- Nữ sinh Ngoại thương xinh đẹp đam mê xe côn tay (8/5/2014)
- Trò bị thầy đuổi ra khỏi phòng đã được thi lại (8/5/2014)
- 11 bài học để đời của người cha tài tử điện ảnh (8/5/2014)
- Mở chuỗi bàn tròn giáo dục Việt Nam tại Paris (8/5/2014)
- Sửng sốt khi xem tranh của thần đồng hội họa (8/5/2014)
- Cộng đồng mạng đổi avatar hướng về Biển Đông (8/5/2014)
- Bộ Nội vụ triệu tập lãnh đạo vụ để giáo viên ra đường (8/5/2014)