Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Các trường tiểu học Hà Nội thiếu giáo viên tiếng Anh

Các trường tiểu học Hà Nội thiếu giáo viên tiếng Anh

Theo kết quả khảo sát của HĐND TP Hà Nội, hiện tại mỗi trường tiểu học chỉ được giao một biên chế giáo viên dạy tiếng Anh, trong khi nhu cầu cao gấp nhiều lần.

>> Cần kiểm tra thông tin mã ngành khi đăng ký xét tuyển

>> giao an dien tu mon dia ly lop 6

Ban Văn hoá - Xã hội (HĐND TP Hà Nội) vừa công bố kết quả khảo sát chương trình giảng dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường học công lập trên địa bàn.

Kết quả khảo sát cho thấy, các cơ sở giáo dục còn khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu do thời lượng số tiết học mỗi tuần bị khống chế trong khung giờ học của Sở Giáo dục và Đào tạo. "Chỉ tiêu biên chế giáo viên giảng dạy tiếng Anh đối với cấp tiểu học, THCS thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Hiện tại, biên chế giao cấp tiểu học mỗi trường một giáo viên trong khi nhu cầu cần khoảng 5,5 lớp cần một giáo viên", báo cáo nêu.

Tình trạng thiếu nhân lực cũng xảy ra với các Phòng Giáo dục quận, huyện khi mỗi đơn vị chỉ có một chuyên viên có chuyên môn đánh giá, thẩm định các tiết học tiếng Anh liên kết và kiểm duyệt các bài kiểm tra ở trung tâm. Trình độ ngoại ngữ của Ban giám hiệu nhà trường nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu nên khó khăn trong việc đánh giá chất lượng chương trình giảng dạy, việc quản lý chủ yếu thông qua đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ trong biên chế của trường.

Thiếu giáo viên tiếng anh

Từ kết quả khảo sát, Ban Văn hoá HĐND TP Hà Nội đã kiến nghị tăng chỉ tiêu biên chế viên chức giáo viên tiếng Anh tại các trường tiểu học. Ảnh minh hoạ: Ngọc Anh.

Bên cạnh đó, một số trường không gian lớp chật hẹp, sĩ số học sinh mỗi lớp ở nội thành quá đông (40-60 cháu/lớp) nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động thực hành của học sinh và giáo viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư việc dạy và học ngoại ngữ ở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, cá biệt có nơi được trang bị thiết bị dạy ngoại ngữ nhưng chưa sử dụng vì thiếu phòng học...

Từ thực tế trên, Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ của Thủ tướng và kế hoạch của thành phố, trong đó cần đánh giá hiệu quả mô hình làm quen tiếng Anh cấp học mầm non, lớp 1-2 và bổ trợ từ lớp 3 đến lớp 12, từ đó xây dựng lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020 theo nguyên tắc đảm bảo chuẩn đầu ra.

Thành phố cần chỉ đạo Sở Giáo dục tăng chỉ tiêu biên chế viên chức giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường tiểu học để đảm bảo thực hiện dạy 4 tiết ngoại ngữ một tuần theo quy của Đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục.

Ban cũng đề nghị Sở Giáo dục tổ chức sơ kết đánh giá chương trình giảng dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường công lập; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra chương trình giảng dạy, công tác quản lý, các khoản thu, chi tại trường đang thực hiện liên kết giảng dạy tiếng Anh, tránh lạm thu.

Trước đó các ngày 13-15/3, Ban Văn hóa - Xã hội TP Hà Nội tổ chức khảo sát chương trình dạy ngoại ngữ liên kết ở các trường công lập trên địa bàn. Thành phố hiện có 1.050 trên 2.122 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT công lập giảng dạy ngoại ngữ liên kết với 27 trung tâm. Hầu hết trường thực hiện liên kết ở các quận nội thành và quận, huyện gần trung tâm thành phố; 100% trường mầm non, tiểu học, THCS liên kết khi có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.

Các tin khác

captcha