Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Tuyển sinh vào lớp 10 có nhiều thay đổi

Tuyển sinh vào lớp 10 có nhiều thay đổi

Bỏ thi nói trong tuyển học sinh chuyên ngữ, cho phép trường ngoài công lập được phép tuyển vượt chỉ tiêu, là những điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 năm nay ở Hà Nội.

tuyển sinh lớp 10 năm 2015 có thay đổi

Học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết năm học 2015 - 2016, sở tham mưu với UBND thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 bình quân là 40 học sinh (HS)/lớp. Trong đó có 109 trường công lập với 52.060 HS chiếm tỷ lệ 61,4%, trường công lập tự chủ tài chính 1,9%, trung tâm GDTX 8,8%, trường ngoài công lập 17,6%.


6 lý do bỏ thi nói chuyên ngữ


Một trong những điểm mới trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay ở Hà Nội là sẽ bỏ phần thi kỹ năng nói ngoại ngữ trong tuyển sinh vào chuyên ngữ ở các trường THPT chuyên. HS thi chuyên ngữ chỉ phải làm bài thi trên giấy với 2 phần: trắc nghiệm và tự luận.
Có ý kiến cho rằng đây là quyết định mang tính “tụt lùi” của Sở GD-ĐT Hà Nội khi mà toàn ngành và xã hội đòi hỏi phải thay đổi việc dạy và học ngoại ngữ chú trọng đến cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thay vì chỉ chú trọng thi ngữ pháp như trước đây. Từ năm học 2012 - 2013, Hà Nội được xem là địa phương tiên phong khi đưa kỹ năng nói để tuyển sinh HS chuyên ngữ cấp THPT.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Văn Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sau 3 năm thực hiện thi nói trong tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ngữ, có 6 lý do quyết định bỏ phần thi này.
Thứ nhất, việc thay đổi về cấu trúc đề thi có cả phần tự luận và trắc nghiệm nên chỉ cần kiểm tra nghe - đọc - viết là đã có thể đánh giá được về kỹ năng nói của HS. Kế đến, việc bỏ thi nói nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho HS dự thi môn chuyên ngữ. Thứ ba, sẽ giảm chi phí cho kỳ thi. Việc có thêm phần thi nói sẽ thêm rất nhiều chi phí từ khâu làm đề, chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức coi thi, chấm thi. Thêm nữa, bỏ thi nói cũng loại trừ được những tiêu cực có thể phát sinh. Giáo viên chấm thi nói (qua băng ghi âm) có thể nhận ra giọng nói HS hoặc người thân của mình nên dẫn tới việc chấm sai lệch và cho kết quả không công bằng với tất cả HS. Thứ năm, hiện nay Hà Nội vẫn còn một số ít giáo viên ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của việc chấm thi nói. Cuối cùng, HS không chỉ học ngoại ngữ trong nhà trường mà học ở nhiều nơi, học với giáo viên nước ngoài nên nếu giáo viên cứ áp đặt cách nói của mình mà chấm cho HS thì có thể sẽ xảy ra tình huống giáo viên chấm chưa chuẩn xác, gây thiệt thòi cho người học.


Cho phép trường ngoài công lập tuyển vượt chỉ tiêu


Bà Nguyễn Thu Hà, Phó trưởng phòng Quản lý thi Sở GD-ĐT, cho biết điểm khác biệt so với các năm trước là năm nay sở cho phép các trường công lập tự chủ tài chính và trường ngoài công lập được phép tuyển vượt chỉ tiêu mà sở giao.
Cụ thể, với trường có quy mô tuyển sinh 5 lớp 10 trở xuống sẽ được tuyển vượt chỉ tiêu không quá 20%. Trường có quy mô 6 lớp 10 trở lên thì sẽ tuyển vượt không quá 10%.
Các năm trước, một số trường ngoài công lập có uy tín vẫn tuyển vượt quá chỉ tiêu, trong đó có nhiều HS ngoại tỉnh. Để đảm bảo tính tự chủ nhất định của các loại hình trường này, sở cho phép tuyển vượt chỉ tiêu, miễn là các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đủ giáo viên, không vượt sĩ số so với quy định…
Năm nay, Hà Nội vẫn duy trì phương án thi tuyển kết hợp với xét tuyển dựa trên kết quả học lực 4 năm THCS. Theo ông Phạm Khắc Lợi, Phó trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT, chậm nhất đến ngày 10.5 các trường THCS phải hoàn tất việc vào điểm và công nhận kết quả học tập của HS. Cũng theo ông Lợi, đến 15.5, tất cả các trường THCS phải niêm phong sổ điểm chính của khối lớp 9, chỉ khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra thì mới được mở niêm phong.
Tại hội nghị về thi và tuyển sinh do Sở GD-ĐT tổ chức mới đây, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc sở, lưu ý các năm trước vẫn có đơn thư, phản ánh còn hiện tượng các trường THCS vận động HS có học lực trung bình, yếu không thi vào lớp 10 THPT vì sợ đối tượng này trượt sẽ ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường, của phòng GD-ĐT quận, huyện đó. Năm nay, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường tuyệt đối không để tình trạng này tiếp diễn. Việc định hướng, phân luồng cho HS bằng cách tuyên truyền nhưng quyết định chọn thi vào loại hình trường THPT hay trường nghề… là quyền của HS.
“Sở GD-ĐT nghiêm cấm các trường ngăn cản các em trong quá trình đăng ký dự thi”, ông Đại nói.

Các tin khác

captcha