Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Chẳng riêng gì Yên Phong

Chẳng riêng gì Yên Phong

12/5/2014

Chỉ gần một tháng nữa là kết thúc năm học nhưng hơn 300 giáo viên có thâm niên tại các trường tiểu học và THCS huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã bị cắt hợp đồng giảng dạy để thay thế người mới.

Trong số đó, nhiều người có hơn 11 năm công tác tại các trường. Không ít thầy cô 5-6 năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, có học sinh giỏi các kỳ thi đều không được xét ưu tiên cộng điểm. Như vậy có phần hơi bất công cho những giáo viên hợp đồng.

Trong trường hợp của huyện Yên Phong thì trách nhiệm của Sở Nội vụ tỉnh và huyện tạo ra tình thế khó giải quyết. Đó là do 6-7 năm không tổ chức kỳ thi tuyển viên chức mà chỉ ký hợp đồng lao động nên số lượng người ký hợp đồng lao động quá nhiều.

Lẽ ra hằng năm khi căn cứ vào nhu cầu từng cơ quan đơn vị phải có kế hoạch tuyển dụng để đáp ứng đủ, kịp thời người vào làm việc, tránh tình trạng phải ký hợp đồng tồn tại năm này sang năm khác.

Trong đợt tuyển viên chức vừa qua, huyện Yên Phong chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp để thống nhất tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, cũng như chưa có giải pháp giải quyết tồn tại “lịch sử để lại”.

Cần phải xét các đối tượng đã được quy định ở điểm a, khoản 1, điều 14 nghị định 29: những người có thành tích trong công tác, có thâm niên có thể tuyển dụng để đáp ứng được vị trí việc làm thì nên làm.

Vì chưa có nghiên cứu rốt ráo nên khi địa phương năm lần bảy lượt công văn đi công văn lại hỏi ý kiến bộ vẫn im lặng lờ đi, để đến khi sự việc gây bức xúc, truyền thông vào cuộc, thầy cô giáo kêu cứu bộ mới “sực tỉnh” vào cuộc.

Trách nhiệm Bộ Nội vụ cần phải có nghiên cứu, kịp thời có văn bản hướng dẫn thêm các bộ, địa phương trong việc tuyển dụng viên chức đảm bảo đúng theo các nghị định của pháp luật, đáp ứng kịp thời cho các kỳ thi tuyển viên chức, tránh để ùn tắc, tồn đọng như trường hợp của Yên Phong.

Bộ Nội vụ phải sớm nghiên cứu để hoàn thiện các quy định cho chặt chẽ hơn, đảm bảo được chất lượng, khách quan, công bằng trong tuyển dụng viên chức.

Thí dụ trong những trường hợp như thế này thì nên quy định thi thực hành là quan trọng hơn vì phản ánh ngay được trình độ, năng lực của người sẵn sàng đảm nhận khi đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Đây cũng là những bức xúc, vướng mắc chung của hầu hết địa phương chứ chẳng riêng gì Yên Phong.

(TheoDiệp Văn Sơn/ Tuổi trẻ)

Các tin khác

captcha