Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Nhân dân sẽ dựa vào đâu để tin tỉ lệ điểm số mà Bộ Giáo dục vừa công bố?

Nhân dân sẽ dựa vào đâu để tin tỉ lệ điểm số mà Bộ Giáo dục vừa công bố?

Chưa kể, học sinh cũng chưa đủ dữ liệu để đăng ký vào các trường đại học, dù mình đã vượt qua tốt nghiệp với điểm số không thấp...

LTS: Mặc dù Bộ GD&ĐT đã công bố phổ điểm kỳ thi “2 trong 1” năm 2015 nhưng số liệu mà Bộ đưa ra hết sức chung chung, chỉ là tỉ lệ của tổng số học sinh thi tốt nghiệp THPT cả nước.

Vấn đề này, nhóm tác giả Việt Cường mạnh dạn lên tiếng với mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ minh bạch hơn trong công bố phổ điểm thi để nhân dân cùng được biết.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến này.

Trên Truyền hình Việt Nam tối 23/7/2015 đưa tin: Bộ GD&ĐT đã công bố phổ điểm kỳ thi Hai trong một năm nay.

Lập tức, chúng tôi mở Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thì cũng được đọc ngay bài Bộ Giáo dục công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thi quốc gia 2015 của tác giả Xuân Trung đưa tin về việc này. Tuy nhiên, đọc xong, đọc lại và đọc kỹ bài báo, chúng tôi lại thất vọng não nề.

Những số liệu mà Bộ GD&ĐT đưa ra hết sức chung chung, chỉ là tỉ lệ của tổng số học sinh thi tốt nghiệp THPT cả nước.

Tuy đã có sự so sánh giữa hai điểm thi: thi ở tỉnh do địa phương tổ chức và thi ở khu vực do các trường ĐH tổ chức; so sánh giữa hệ thống trường THPT bình thường và hệ thống ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên; so sánh giữa các tỉnh có điều kiện kinh tế văn hóa xã hội cao với các tỉnh có điều kiện kinh tế văn hóa xã hội thấp… nhưng vẫn là những con số rất khái quát.

điểm thi

Việc độc quyền dữ liệu, giấu kín điểm thi là điều đáng lên án (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Những lời giải thích của Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã chứng tỏ Bộ GD&ĐT tính toán đúng, lường trước mọi hệ lụy và tổ chức kỳ thi rất tốt.

Như thế có nghĩa là 3 kỳ thi trước đó (2012, 2013, 2014) tổ chức chưa tốt nên tỷ lệ đỗ tốt nghiệp mới cao đến thế.

Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, ở góc nhìn của chúng tôi, những con số mà Bộ GD&ĐT công bố rất mù mờ, nhân dân và những người quan tâm tới giáo dục chẳng có cơ sở nào để xác minh, thẩm định và tin tưởng cả.

Đây là kết quả đánh giá tổng hợp của riêng Bộ GD&ĐT, chẳng ai được biết dữ liệu gốc để cùng tổng hợp và đánh giá cho cụ thể và chính xác.

Chúng tôi cho rằng việc công bố này giống như hành động “mỗi ngày đưa ra một tí” để trấn an dư luận hoặc cũng có thể để có thêm thời gian xử lý, tính toán nhằm biện minh và tự khen hiệu quả kỳ thi đổi mới của mình.

Hơn một triệu thí sinh năm nay đều có Họ tên – Ngày tháng năm sinh – Quê quán – Điểm thi – Số báo danh – Số phòng thi... tất cả đều nằm trong dữ liệu gốc của Bộ GD&ĐT.

Việc đưa danh sách này với điểm chi tiết của từng môn thi lên mạng là điều không khó khăn gì. Mọi học sinh đi thi và gia đình đều có nguyện vọng xem điểm chi tiết để còn so sánh với bạn bè cùng lớp, cùng trường.

Việc công bố tỉ lệ ở các cụm thi khu vực cũng rất đơn giản: bao nhiêu học sinh điểm 0 (không), điểm 1, điểm 10 đều đã có sẵn rồi.

Bộ nên công bố danh sách thi ở tỉnh theo các tỉnh, danh sách thi ở cụm theo các cụm. Có như vậy, những người quan tâm đến giáo dục mới có thể đối chiếu được tỉnh này với tỉnh kia, cụm này với cụm khác.

Như thế sẽ đảm bảo tính trung thực và minh bạch vì tên tuổi, quê quán, số báo danh của học sinh đã ở đó, muốn làm nhầm hoặc thay đổi cũng không được.

Qua những tỉ lệ mà Bộ GD&ĐT công bố tối 23/7, chúng tôi xin được chia vui cùng Bộ. Nhưng chúng tôi mong muốn Bộ cần phải công bố tất cả những dữ liệu như trên để nhân dân có cơ sở kiểm tra, thẩm định cùng Bộ.

 Việc này, những năm trước đây, trường ĐH nào cũng làm thế. Thí sinh xem điểm của mình cùng với điểm của những người đăng ký nguyện vọng như mình, tự xếp hạng bản thân trong tổng số, rồi so sánh với chỉ tiêu tuyển sinh đã công khai trong cuốn “Những điều cần biết”.

Thế là từng thí sinh đã bước đầu biết được mình có trúng tuyển hay không. Trên cơ sở đó, thí sinh sẽ có dự định đăng ký nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 phù hợp.

Năm nay, thí sinh thi vào các trường tốp đầu có truyền thống lấy điểm cao sẽ không biết có bao nhiêu thí sinh cùng khối đạt tổng điểm như thế nào, dẫn tới việc chọn trường hết sức khó khăn.

Ví dụ ba môn Văn – Toán – Anh nếu chỉ đạt 21,22 điểm mà đăng ký vào ĐH Ngoại thương HN, hay Học viện An ninh, Cảnh sát… thì quả là mạo hiểm.

Nhân dân rất cần biết điểm chi tiết của thí sinh ở thành phố Hồ Chí Minh để so sánh với Hậu Giang, Kon Tum…; điểm ở Nam Định để so sánh với Lai Châu, Bắc Kạn…; điểm ở cụm thi ĐH Tân Trào để so sánh với ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Hà Nội…

Tất cả đều không phải là bí mật quốc gia như nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ và GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói.

Việc độc quyền dữ liệu, giấu kín điểm thi là điều đáng lên án, dễ làm cho dư luận nghi ngờ về tính trung thực, sự minh bạch và thái độ nhìn thẳng vào sự thật của Bộ GD&ĐT.

Công bố theo tỉ lệ chung chung và mù mờ như vậy, chỉ gây ra những lo lắng và rối loạn cho xã hội mà thôi. Kính mong Bộ GD&ĐT xem xét.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng nhóm tác giả.

Theo giaoduc.net.vn

Các tin khác

captcha