Previous Next
Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu tốt

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Bài giảng điện tử - bai giang dien tu

Hỗ trợ giáo dục tối đa

Ngày tựu trường chờ... giảm tải

Ngày tựu trường chờ... giảm tải

 Hôm nay (15-8), hơn 1,5 triệu học sinh tại TP HCM chính thức bước vào năm học mới. Đây là năm học mà ngành giáo dục TP sẽ có nhiều đột phá, đặc biệt là tập trung giảm tải và đổi mới đánh giá thi cử.

Năm học 2016-2017 được lãnh đạo TP HCM rất quan tâm và có những chỉ đạo quyết liệt. Trước thềm năm học mới, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã lưu ý nhiều nội dung quan trọng mà ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP cần thực hiện ngay, trong đó có việc giảm tải nhanh cho học sinh (HS) phổ thông, tăng cường giáo dục văn - thể - mỹ trong trường học...

Đề cao phẩm chất, năng lực

Ngoài giảm tải nhanh cho HS, những nội dung mà Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh với ngành GD-ĐT TP là phải đổi mới căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS; chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý chí phụng sự Tổ quốc, xã hội và ý chí khởi nghiệp trong HS-SV.

Đây cũng là năm đầu tiên Bí thư Thành ủy yêu cầu ngành GD-ĐT nghiên cứu thí điểm chế độ đãi ngộ gắn liền với trách nhiệm đối với nhà giáo theo hướng không cào bằng, có thể định lượng, có tác dụng sàng lọc để tìm ra và phát huy năng lực của các nhân tố giỏi, tích cực.

Trăn trở với ngày khai giảng, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết năm học này, ngành GD-ĐT sẽ đổi mới mạnh mẽ, trong đó chú trọng hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp làm việc theo nhóm, tự chinh phục kiến thức thay cho việc nhồi nhét kiến thức. “Tăng cường tổ chức cho HS tham gia các tiết học ngoài nhà trường nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để HS nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học ứng dụng trong thực tế cuộc sống” - ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng cho biết trong các biện pháp giảm tải, TP sẽ chú trọng đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của HS-SV theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học.

Ngày tựu trường chờ... giảm tải - 1

Phụ huynh tại TP HCM chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho con em trong năm học mớiẢnh Tấn Thạnh

Cần nhiều giải pháp

Giảm tải giáo dục phổ thông cũng là điều mong mỏi của hầu hết các nhà giáo và HS trong ngày đầu năm học mới. Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi), Bộ GD-ĐT đang từng bước cụ thể hóa việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà. Bộ phân cấp, giao quyền cho các địa phương là để giảm bớt việc không cần thiết ở tầm vĩ mô, vừa tăng trách nhiệm và sự sáng tạo cho các địa phương; giảm tải hơn nữa về lý thuyết và tăng giáo dục đạo đức, kỹ năng.

“Chúng tôi rất hoan nghênh việc Bộ GD-ĐT quyết định cho TP HCM thí điểm một số vấn đề từ năm học 2016-2017, trong đó có việc biên soạn sách giáo khoa, xét công nhận tốt nghiệp THPT” - thầy Cải bày tỏ.

Bước vào năm học mới, nhiều nhà giáo cũng có không ít tâm tư. Theo họ, việc cấm dạy thêm, học thêm nên song hành với đổi mới chương trình, sách giáo khoa vì căn nguyên của dạy thêm, học thêm là do chương trình phổ thông còn quá nặng. Một khi chương trình chưa được giảm tải, sách giáo khoa còn chưa đổi mới thì cấm dạy thêm, học thêm dễ dẫn đến nhiều tiêu cực.

Thầy Nguyễn Văn Cải cho rằng cấm dạy thêm trong thời điểm này chưa phải là biện pháp hay nhất mà cần có lộ trình hợp lý. Với nội dung học quá nhiều, cách kiểm tra, thi cử như thời gian qua thì nhu cầu học thêm là có thật và chính đáng. Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ và nắm bắt được kiến thức HS của mình thì việc nhà trường dạy thêm cho HS theo nhóm trình độ là khả thi hơn cả.

“Điều cần chấn chỉnh là những hiện tượng tiêu cực, ép buộc HS học thêm. Cá nhân hay nhà trường nào vi phạm thì kỷ luật, rút giấy phép ngay” - thầy Cải đề xuất.

Giáo viên một trường THCS tại quận 10 cho rằng việc giảm tải cho HS và giáo viên phải thực chất. “Đó là giảm hẳn chương trình cho nhẹ đi, bớt đi chứ không thể chỉ là khoán chương trình cho các trường, cho giáo viên chủ động dạy thời gian sao cho phù hợp vì cuối cùng vẫn phải theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT” - giáo viên này phân tích.

Theo 24h.com.vn

Các tin khác

captcha